Ảnh hưởng của chiều dài dòng nước mưa hình thành trên cáp dây văng đến hiệu ứng gió mưa kết hợp Ảnh hưởng của chiều dài dòng nước mưa hình thành trên cáp dây văng đến hiệu ứng gió mưa kết hợp Hiệu ứng gió mưa kết hợp là một hiệu ứng khí động lực học được phát hiện đầu tiên bởi Hikami và Shiraishi (1988). Đặc điểm cơ bản của hiệu ứng này là hiện tượng các cáp văng trong cầu dây văng dao động với biên độ dao động lớn và tần số dao động thấp trong điều kiện chịu sự ảnh hưởng kết hợp của mưa và gió. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc bài báo “Ảnh hưởng của chiều dài dòng nước mưa hình thành trên cáp dây văng đến hiệu ứng gió mưa kết hợp” do các tác giả Trương Việt Hùng của Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi, Vũ Quang Việt, Trần Ngọc An của Khoa Công trình, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thực hiện. Bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học Thuỷ lợi và Môi trường, Số 67 (12/2019), tr.32-38. Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu các tác động của tính liên tục của dòng nước mưa hình thành trên bề mặt cáp đến dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp gây ra trong cầu dây văng. Các cáp dây văng được mô hình hóa như một mô hình 3D được xây dựng dựa trên lý thuyết tuyến tính về dao động của cáp và thuật toán sai phân trung tâm. Ảnh hưởng của tốc độ gió theo chiều cao cũng được xem xét. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biên độ dao động của cáp tỷ lệ thuận với chiều dài của dòng nước trên bề mặt cáp nhưng tỷ lệ nghịch với số đoạn của dòng nước. Ảnh hưởng của dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp được giảm đáng kể nếu sự liên tục của dòng nước mưa được ngăn chặn. Từ khoá: Cáp văng; Gió mưa kết hợp; Dao động; Khí động lực học; Cầu dây văng Thông tin chi tiết bài báo, kính mời quý độc giả truy cập theo liên kết: http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/9207 23/7/2021 11:06 2341 Hiệu ứng gió mưa kết hợp là một hiệu ứng khí động lực học được phát hiện đầu tiên bởi Hikami và Shiraishi (1988). Đặc điểm cơ bản của hiệu ứng này là hiện tượng các cáp văng trong cầu dây văng dao động với biên độ dao động lớn và tần số dao động thấp trong điều kiện chịu sự ảnh hưởng kết hợp của mưa và gió. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc bài báo “Ảnh hưởng của chiều dài dòng nước mưa hình thành trên cáp dây văng đến hiệu ứng gió mưa kết hợp” do các tác giả Trương Việt Hùng của Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi, Vũ Quang Việt, Trần Ngọc An của Khoa Công trình, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thực hiện. Bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học Thuỷ lợi và Môi trường, Số 67 (12/2019), tr.32-38. Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu các tác động của tính liên tục của dòng nước mưa hình thành trên bề mặt cáp đến dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp gây ra trong cầu dây văng. Các cáp dây văng được mô hình hóa như một mô hình 3D được xây dựng dựa trên lý thuyết tuyến tính về dao động của cáp và thuật toán sai phân trung tâm. Ảnh hưởng của tốc độ gió theo chiều cao cũng được xem xét. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biên độ dao động của cáp tỷ lệ thuận với chiều dài của dòng nước trên bề mặt cáp nhưng tỷ lệ nghịch với số đoạn của dòng nước. Ảnh hưởng của dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp được giảm đáng kể nếu sự liên tục của dòng nước mưa được ngăn chặn. Từ khoá: Cáp văng; Gió mưa kết hợp; Dao động; Khí động lực học; Cầu dây văng Thông tin chi tiết bài báo, kính mời quý độc giả truy cập theo liên kết: http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/9207 Trở về đầu trang