Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai. Niềm tự hào của các thế hệ cựu sinh viên “Ngày ấy, ra trường đúng hạn là một thử thách khó”, ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cựu sinh viên K33 Đại học Thủy lợi nhớ lại. Tuy nhiên, sinh viên cũ của Khoa Thủy nông (nay là Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước) cho rằng, chính sự khắt khe của các thầy, cô giúp các thế hệ sinh viên Đại học Thủy lợi có “chuẩn đầu ra” cao, tạo nền tảng cho sự tự tin, cũng như phát triển công việc sau này. Năm 1992, thời điểm ông Tuấn xuống Hà Nội nhập học, đất nước đang trong giai đoạn đầu Đổi mới nên còn nhiều khó khăn. Khoa Thủy nông của ông có nhiều sinh viên người đồng bào dân tộc nên nhà trường đặc biệt quan tâm. Vị bí thư người dân tộc Tày nhớ như in kỷ niệm về GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, ngày ấy là Chủ nhiệm Khoa Thủy nông. Khi lớp có nhiều sinh viên không làm bài tập về nhà, ông đã kiên trì động viên và nhắn nhủ “hãy cố gắng”, bởi khoảng cách giữa người tốt nghiệp đại học và không sẽ là rất xa nhau. Nhờ thầy, cô truyền cảm hứng, động lực, ông Tuấn cùng 5 sinh viên khác trong lớp tốt nghiệp đúng hạn. Trở về quê nhà, ông bắt đầu với vị trí chuyên viên tại Chi cục Thủy lợi Yên Bái. Sau 8 năm, ông trở thành Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi Yên Bái, trước khi trở thành Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Bí thư Huyện ủy Văn Yên, rồi Chủ tịch UBND và Bí thư Tỉnh ủy. Hàng trăm đại biểu và hàng nghìn thế hệ cựu sinh viên đã về chúc mừng nhà trường. Ảnh: TLU. Vừa qua Yên Bái nằm trong số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3. Nhưng với kiến thức học được ở trường, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý và sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, ông Tuấn cùng nhân dân dân Yên Bái đã hạn chế được thiệt hại, đặc biệt là vấn đề ở Thủy điện Thác Bà, đồng thời khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhớ lại những kỷ niệm về mái trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: TLU. “Chúc các thầy, cô tiếp tục giữ được ngọn lửa và truyền đam mê cho các thế hệ sinh viên. Chúc nhà trường luôn đổi mới, tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, vững bước vào giai đoạn mới. Chúc Đại học Thủy lợi mãi là niềm tự hào của các thế hệ sinh viên”, ông Tuấn bày tỏ. Chia sẻ thêm với Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cựu sinh viên K29 nhìn nhận, tình cảm và sự quan tâm, đoàn kết của lớp lớp thế hệ cựu sinh viên Đại học Thủy lợi là điều đáng trân trọng. “Hàng vạn sinh viên đã ra trường trong nhiều năm qua, trong đó nhiều cựu sinh viên nắm giữ các chức vụ quan trọng. Nhưng dù gặp nhau ở đâu, chúng tôi cũng đều hướng về trường”, Thứ trưởng chia sẻ. Trong các đợt thiên tai, bão lũ, đặc biệt là bão số 3 vừa qua, Bộ NN-PTNT luôn tin tưởng và đánh giá cao vào những tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ của nhà trường. Dù vậy, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng thừa nhận, thách thức từ hoạt động tự chủ đối với Đại học Thủy lợi là rất lớn, đưa trường đến quyết định chuyển đổi mô hình từ đào tạo đơn ngành sang đa ngành. Tuy tăng trưởng theo chiều rộng, những năm qua nhà trường vẫn duy trì và phát triển được các ngành mũi nhọn, mang thương hiệu thủy lợi như Khoa Công trình, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước... Sự chủ động, sáng tạo của tập thể cán bộ, giảng viên giúp Đại học Thủy lợi có năng lực hội nhập trên toàn thế giới. Trong ngày vui mừng 65 năm thành lập, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chúc nhà trường đạt được những thành công mới, nhìn về tương lai với những niềm tin và hy vọng mới. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tặng cờ thi đua của Bộ NN-PTNT cho Trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: TLU. Nơi chắp cánh cho gần 50.000 kỹ sư, cử nhân Điểm lại những dấu mốc đáng nhớ trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển, GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cho biết, vào tháng 7/1959, Ban Bí thư thông qua Quy hoạch xây dựng Học viện Thuỷ lợi - Điện lực trên khu đất rộng 26ha thuộc thôn Khương Thượng và Thái Hà, TP Hà Nội. Khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, từ năm 1965 đến 1969, trường di chuyển lên vùng núi xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam và về vùng Hiệp Hòa, Việt Yên (cùng thuộc tỉnh Bắc Giang) lần thứ hai vào năm 1972. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh và kiến thiết được đặt lên hàng đầu. Xác định vai trò quan trọng của công tác thủy lợi, năm 1976, Bộ Thủy lợi đã thành lập các đoàn ĐH1 tại TP.HCM và ĐH2 tại Phan Rang, Ninh Thuận gồm các cán bộ, giảng viên, tân kỹ sư, sinh viên năm cuối của trường. Đoàn ĐH1 sau đó trở thành cơ sở 2 của Trường Đại học Thủy lợi. Năm 2017, cơ sở mở rộng của trường tại Hưng Yên được đưa vào sử dụng. Năm 2020, nhà trường xây dựng Chiến lược phát triển Trường lần thứ 2 giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu xây dựng Đại học Thủy lợi là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, và là 1 trong 10 trường hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế và quản lý. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: TLU. Xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, Trường Đại học Thủy lợi đã liên tục đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ giảng viên có trình độ cao. Hiện tổng số cán bộ giảng viên của trường là 1.203, trong đó có 16 giáo sư, 89 phó giáo sư, 407 tiến sĩ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là 61,3% - rất cao so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Nhà trường đang tuyển sinh 79 ngành đào tạo, với 41 ngành trình độ đại học, 23 ngành trình độ thạc sĩ và 15 ngành trình độ tiến sĩ, với quy mô đào tạo hiện nay là 26.339 sinh viên, học viên. Nhờ vào uy tín, chất lượng đào tạo cùng nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên, Đại học Thủy lợi thu hút được ngày càng nhiều sinh viên từ khắp mọi miền đất nước. Tỷ lệ học sinh THPT lựa chọn trường không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Điểm trúng tuyển bình quân vào trường liên tục được nâng cao, nhiều ngành thuộc khối công nghệ, kinh tế, luật có điểm trúng tuyển tương đồng với các trường tốp đầu trong cả nước. Tính đến nay, trường đã đào tạo được gần 50.000 kỹ sư, cử nhân, gần 7.000 thạc sĩ và gần 200 tiến sĩ. Một trong những hoạt động được nhà trường ưu tiên, dành nhiều nguồn lực là nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm qua, nhà trường đã triển khai 102 đề tài các cấp, gần 2.000 bài báo công bố quốc tế uy tín. Các đề tài, nghiên cứu đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của đất nước. Cùng với đó, trường đã xây dựng được mạng lưới hơn 150 đối tác quốc tế, tổ chức nhiều hoạt động trao đổi chuyên gia, giảng viên, sinh viên. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chúc nhà trường đạt được những thành công mới trong giai đoạn tới. Ảnh: TLU. "Mạng lưới cựu sinh viên của Đại học Thủy lợi là một phần không thể thiếu trong sự phát triển và thành công của nhà trường", GS.TS Trịnh Minh Thụ nhấn mạnh. Mạng lưới cựu sinh viên tại các địa phương, cơ quan…đã được thành lập và là một cộng đồng bền vững, giàu tình nghĩa, luôn hướng về trường và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của Nhà trường. Nhiều hoạt động, hạng mục cơ sở vật chất của Đại học Thủy lợi được ủng hộ, hỗ trợ, đầu tư bởi cựu sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, môi trường cảnh quan, hỗ trợ các bạn sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các sinh viên có thành tích xuất sắc. Tiêu biểu có: Quỹ học bổng Lê Văn Kiểm, đầu tư hội trường T35, cổng trường, các sảnh Nhà A1, cảnh quan, cây xanh, phòng họp, quảng trường sinh viên... Tháng 5 vừa qua, nhà trường triển khai kiểm định cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đạt 96.4%, nằm trong tốp 5% những trường có kết quả cao nhất, một số tiêu chí đạt mức 6 - là mức hình mẫu trong khu vực. Song song đó, nhà trường có 14 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hiệu trưởng Trịnh Minh Thụ đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ cựu sinh viên. Ảnh: TLU. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, trường vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành cùng các nước phong tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 2 lần nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 lần nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất do CHDCND Lào và nhiều phần thưởng cao quý khác. Thay mặt nhà trường, GS.TS Trịnh Minh Thụ cảm ơn những đóng góp của các thế hệ thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức, các thế hệ sinh viên, cựu sinh viên trong 65 năm qua đã tận tâm, góp sức vì sự phát triển của Đại học Thủy lợi. Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cam kết thực hiện tốt chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời tạo khí thế mới trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường tuyển dụng giảng viên cho những ngành học đang có nhu cầu cao trong xã hội, đồng thời tiếp tục tham gia các chương trình xếp hạng giáo dục trong và ngoài nước. GS.TS Trịnh Minh Thụ khẳng định: "Trong bối cảnh mới, sự cạnh tranh về tuyển sinh, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Nhà trường sẽ phấn đấu phát triển toàn diện, vững chắc, mang đậm bản sắc Đại học Thủy lợi, đồng thời duy trì truyền thống là nền móng để các thế hệ sinh viên biến hoài bão thành hiện thực và mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên". Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai. Niềm tự hào của các thế hệ cựu sinh viên “Ngày ấy, ra trường đúng hạn là một thử thách khó”, ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cựu sinh viên K33 Đại học Thủy lợi nhớ lại. Tuy nhiên, sinh viên cũ của Khoa Thủy nông (nay là Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước) cho rằng, chính sự khắt khe của các thầy, cô giúp các thế hệ sinh viên Đại học Thủy lợi có “chuẩn đầu ra” cao, tạo nền tảng cho sự tự tin, cũng như phát triển công việc sau này. Năm 1992, thời điểm ông Tuấn xuống Hà Nội nhập học, đất nước đang trong giai đoạn đầu Đổi mới nên còn nhiều khó khăn. Khoa Thủy nông của ông có nhiều sinh viên người đồng bào dân tộc nên nhà trường đặc biệt quan tâm. Vị bí thư người dân tộc Tày nhớ như in kỷ niệm về GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, ngày ấy là Chủ nhiệm Khoa Thủy nông. Khi lớp có nhiều sinh viên không làm bài tập về nhà, ông đã kiên trì động viên và nhắn nhủ “hãy cố gắng”, bởi khoảng cách giữa người tốt nghiệp đại học và không sẽ là rất xa nhau. Nhờ thầy, cô truyền cảm hứng, động lực, ông Tuấn cùng 5 sinh viên khác trong lớp tốt nghiệp đúng hạn. Trở về quê nhà, ông bắt đầu với vị trí chuyên viên tại Chi cục Thủy lợi Yên Bái. Sau 8 năm, ông trở thành Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi Yên Bái, trước khi trở thành Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Bí thư Huyện ủy Văn Yên, rồi Chủ tịch UBND và Bí thư Tỉnh ủy. Hàng trăm đại biểu và hàng nghìn thế hệ cựu sinh viên đã về chúc mừng nhà trường. Ảnh: TLU. Vừa qua Yên Bái nằm trong số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3. Nhưng với kiến thức học được ở trường, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý và sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, ông Tuấn cùng nhân dân dân Yên Bái đã hạn chế được thiệt hại, đặc biệt là vấn đề ở Thủy điện Thác Bà, đồng thời khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhớ lại những kỷ niệm về mái trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: TLU. “Chúc các thầy, cô tiếp tục giữ được ngọn lửa và truyền đam mê cho các thế hệ sinh viên. Chúc nhà trường luôn đổi mới, tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, vững bước vào giai đoạn mới. Chúc Đại học Thủy lợi mãi là niềm tự hào của các thế hệ sinh viên”, ông Tuấn bày tỏ. Chia sẻ thêm với Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cựu sinh viên K29 nhìn nhận, tình cảm và sự quan tâm, đoàn kết của lớp lớp thế hệ cựu sinh viên Đại học Thủy lợi là điều đáng trân trọng. “Hàng vạn sinh viên đã ra trường trong nhiều năm qua, trong đó nhiều cựu sinh viên nắm giữ các chức vụ quan trọng. Nhưng dù gặp nhau ở đâu, chúng tôi cũng đều hướng về trường”, Thứ trưởng chia sẻ. Trong các đợt thiên tai, bão lũ, đặc biệt là bão số 3 vừa qua, Bộ NN-PTNT luôn tin tưởng và đánh giá cao vào những tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ của nhà trường. Dù vậy, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng thừa nhận, thách thức từ hoạt động tự chủ đối với Đại học Thủy lợi là rất lớn, đưa trường đến quyết định chuyển đổi mô hình từ đào tạo đơn ngành sang đa ngành. Tuy tăng trưởng theo chiều rộng, những năm qua nhà trường vẫn duy trì và phát triển được các ngành mũi nhọn, mang thương hiệu thủy lợi như Khoa Công trình, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước... Sự chủ động, sáng tạo của tập thể cán bộ, giảng viên giúp Đại học Thủy lợi có năng lực hội nhập trên toàn thế giới. Trong ngày vui mừng 65 năm thành lập, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chúc nhà trường đạt được những thành công mới, nhìn về tương lai với những niềm tin và hy vọng mới. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tặng cờ thi đua của Bộ NN-PTNT cho Trường Đại học Thủy lợi. Ảnh: TLU. Nơi chắp cánh cho gần 50.000 kỹ sư, cử nhân Điểm lại những dấu mốc đáng nhớ trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển, GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cho biết, vào tháng 7/1959, Ban Bí thư thông qua Quy hoạch xây dựng Học viện Thuỷ lợi - Điện lực trên khu đất rộng 26ha thuộc thôn Khương Thượng và Thái Hà, TP Hà Nội. Khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, từ năm 1965 đến 1969, trường di chuyển lên vùng núi xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam và về vùng Hiệp Hòa, Việt Yên (cùng thuộc tỉnh Bắc Giang) lần thứ hai vào năm 1972. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh và kiến thiết được đặt lên hàng đầu. Xác định vai trò quan trọng của công tác thủy lợi, năm 1976, Bộ Thủy lợi đã thành lập các đoàn ĐH1 tại TP.HCM và ĐH2 tại Phan Rang, Ninh Thuận gồm các cán bộ, giảng viên, tân kỹ sư, sinh viên năm cuối của trường. Đoàn ĐH1 sau đó trở thành cơ sở 2 của Trường Đại học Thủy lợi. Năm 2017, cơ sở mở rộng của trường tại Hưng Yên được đưa vào sử dụng. Năm 2020, nhà trường xây dựng Chiến lược phát triển Trường lần thứ 2 giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu xây dựng Đại học Thủy lợi là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, và là 1 trong 10 trường hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế và quản lý. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: TLU. Xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, Trường Đại học Thủy lợi đã liên tục đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ giảng viên có trình độ cao. Hiện tổng số cán bộ giảng viên của trường là 1.203, trong đó có 16 giáo sư, 89 phó giáo sư, 407 tiến sĩ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là 61,3% - rất cao so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Nhà trường đang tuyển sinh 79 ngành đào tạo, với 41 ngành trình độ đại học, 23 ngành trình độ thạc sĩ và 15 ngành trình độ tiến sĩ, với quy mô đào tạo hiện nay là 26.339 sinh viên, học viên. Nhờ vào uy tín, chất lượng đào tạo cùng nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên, Đại học Thủy lợi thu hút được ngày càng nhiều sinh viên từ khắp mọi miền đất nước. Tỷ lệ học sinh THPT lựa chọn trường không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Điểm trúng tuyển bình quân vào trường liên tục được nâng cao, nhiều ngành thuộc khối công nghệ, kinh tế, luật có điểm trúng tuyển tương đồng với các trường tốp đầu trong cả nước. Tính đến nay, trường đã đào tạo được gần 50.000 kỹ sư, cử nhân, gần 7.000 thạc sĩ và gần 200 tiến sĩ. Một trong những hoạt động được nhà trường ưu tiên, dành nhiều nguồn lực là nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm qua, nhà trường đã triển khai 102 đề tài các cấp, gần 2.000 bài báo công bố quốc tế uy tín. Các đề tài, nghiên cứu đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của đất nước. Cùng với đó, trường đã xây dựng được mạng lưới hơn 150 đối tác quốc tế, tổ chức nhiều hoạt động trao đổi chuyên gia, giảng viên, sinh viên. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chúc nhà trường đạt được những thành công mới trong giai đoạn tới. Ảnh: TLU. "Mạng lưới cựu sinh viên của Đại học Thủy lợi là một phần không thể thiếu trong sự phát triển và thành công của nhà trường", GS.TS Trịnh Minh Thụ nhấn mạnh. Mạng lưới cựu sinh viên tại các địa phương, cơ quan…đã được thành lập và là một cộng đồng bền vững, giàu tình nghĩa, luôn hướng về trường và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của Nhà trường. Nhiều hoạt động, hạng mục cơ sở vật chất của Đại học Thủy lợi được ủng hộ, hỗ trợ, đầu tư bởi cựu sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, môi trường cảnh quan, hỗ trợ các bạn sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các sinh viên có thành tích xuất sắc. Tiêu biểu có: Quỹ học bổng Lê Văn Kiểm, đầu tư hội trường T35, cổng trường, các sảnh Nhà A1, cảnh quan, cây xanh, phòng họp, quảng trường sinh viên... Tháng 5 vừa qua, nhà trường triển khai kiểm định cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đạt 96.4%, nằm trong tốp 5% những trường có kết quả cao nhất, một số tiêu chí đạt mức 6 - là mức hình mẫu trong khu vực. Song song đó, nhà trường có 14 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hiệu trưởng Trịnh Minh Thụ đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ cựu sinh viên. Ảnh: TLU. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, trường vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành cùng các nước phong tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 2 lần nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 lần nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất do CHDCND Lào và nhiều phần thưởng cao quý khác. Thay mặt nhà trường, GS.TS Trịnh Minh Thụ cảm ơn những đóng góp của các thế hệ thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức, các thế hệ sinh viên, cựu sinh viên trong 65 năm qua đã tận tâm, góp sức vì sự phát triển của Đại học Thủy lợi. Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cam kết thực hiện tốt chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời tạo khí thế mới trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường tuyển dụng giảng viên cho những ngành học đang có nhu cầu cao trong xã hội, đồng thời tiếp tục tham gia các chương trình xếp hạng giáo dục trong và ngoài nước. GS.TS Trịnh Minh Thụ khẳng định: "Trong bối cảnh mới, sự cạnh tranh về tuyển sinh, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Nhà trường sẽ phấn đấu phát triển toàn diện, vững chắc, mang đậm bản sắc Đại học Thủy lợi, đồng thời duy trì truyền thống là nền móng để các thế hệ sinh viên biến hoài bão thành hiện thực và mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên". Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam Trở về đầu trang