Nghiên cứu các giải pháp ổn định nền đường trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên Nghiên cứu các giải pháp ổn định nền đường trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên TLU - Đó là đề tài Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải trình bày tại buổi lễ bảo vệ LATS cấp Trường ngày 14/12/2024 tại Room5/K1. Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải được hướng dẫn bởi GS.TS. Trịnh Minh Thụ và PGS.TS. Đỗ Thắng Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải bảo vệ trước Hội đồng Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải sinh năm 1973, hiện đang là Giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên. Do vậy, đề tài "Nghiên cứu các giải pháp ổn định nền đường trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên" có nhiều ý nghĩa và gần với công việc cũng như hướng nghiên cứu từ bậc thạc sĩ của Nghiên cứu sinh. Về ý nghĩa khoa học, luận án đã xây dựng được bản đồ cấu trúc nền làm cơ sở lựa chọn, tính toán, thiết kế các giải pháp xây dựng nền đường giao thông trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên. Xây dựng mô hình số trên phần mềm địa kỹ thuật Plaxis phù hợp với lý thuyết và thực tế để phân tích tác dụng và hiệu quả của các giải pháp xử lý nền đất yếu. Thực tiễn, đề tài đã thiết lập hệ thống quan trắc và quy trình quan trắc hiện trường, đặc biệt là quan trắc tự động theo thời gian thực giúp phát hiện sớm các biến đổi bất thường của nền đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Bổ sung các yêu cầu khi phân tích dữ liệu quan trắc và tiêu chí đánh giá, nhằm nâng cao hiệu quả cho các giải pháp xử lý nền đất yếu, trong đó có tiêu chí quan trọng nhất là tốc độ lún giới hạn của hai tháng liên tiếp làm căn cứ dỡ tải thi công mặt đường. Theo GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi - người hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh cho biết: Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải có nhiều lợi thế khi có thời gian học tập ở Trường Đại học Thủy lợi từ bậc đại học, cao học và hiện tại là bậc tiến sĩ. Giáo sư Hiệu trưởng nhận xét NCS là người có nỗ lực, cố gắng, tâm huyết, trách nhiệm trong quá trình thực hiện LATS của mình. Dù bận rộn rất nhiều công việc song NCS luôn tranh thủ thời gian học tập, nghiên cứu. Quá trình triển khai, NCS đã thực hiện luận án theo đúng đề cương được phê duyệt; cầu thị, nghiêm túc trong nghiên cứu; kết quả của luận án có tính thực tiễn cao và đáp ứng được các yêu cầu về khối lượng, chất lượng của luận án tiến sĩ kỹ thuật. GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi - người hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh Tóm tắt những đóng góp mới của luận án: (1) Phân chia, đánh giá cấu trúc nền tỉnh Hưng Yên nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho quy hoạch hợp lý hệ thống giao thông và là cơ sở để lựa chọn nhanh giải pháp xây dựng đường giao thông trên nền đất yếu. (2) Thiết lập hệ thống quan trắc và quy trình quan trắc hiện trường, đặc biệt là quan trắc tự động theo thời gian thực giúp phát hiện sớm các biến đổi bất thường của nền đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. (3) Thông qua kết quả quan trắc, tác giả luận án kiến nghị bổ sung các yêu cầu khi phân tích dữ liệu quan trắc và tiêu chí đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả của giải pháp xử lý nền đất yếu, trong đó có tiêu chí quan trọng nhất là tốc độ lún 2 tháng liên tiếp, mỗi tháng không vượt quá 5mm làm căn cứ dỡ tải thi công mặt đường. (4) Xây dựng mô hình số trên phần mềm địa kỹ thuật Plaxis phù hợp với lý thuyết và thực tế để phân tích tác dụng và hiệu quả của các giải pháp xử lý nền đất yếu. TLU - Đó là đề tài Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải trình bày tại buổi lễ bảo vệ LATS cấp Trường ngày 14/12/2024 tại Room5/K1. Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải được hướng dẫn bởi GS.TS. Trịnh Minh Thụ và PGS.TS. Đỗ Thắng Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải bảo vệ trước Hội đồng Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải sinh năm 1973, hiện đang là Giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên. Do vậy, đề tài "Nghiên cứu các giải pháp ổn định nền đường trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên" có nhiều ý nghĩa và gần với công việc cũng như hướng nghiên cứu từ bậc thạc sĩ của Nghiên cứu sinh. Về ý nghĩa khoa học, luận án đã xây dựng được bản đồ cấu trúc nền làm cơ sở lựa chọn, tính toán, thiết kế các giải pháp xây dựng nền đường giao thông trên đất yếu thuộc tỉnh Hưng Yên. Xây dựng mô hình số trên phần mềm địa kỹ thuật Plaxis phù hợp với lý thuyết và thực tế để phân tích tác dụng và hiệu quả của các giải pháp xử lý nền đất yếu. Thực tiễn, đề tài đã thiết lập hệ thống quan trắc và quy trình quan trắc hiện trường, đặc biệt là quan trắc tự động theo thời gian thực giúp phát hiện sớm các biến đổi bất thường của nền đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Bổ sung các yêu cầu khi phân tích dữ liệu quan trắc và tiêu chí đánh giá, nhằm nâng cao hiệu quả cho các giải pháp xử lý nền đất yếu, trong đó có tiêu chí quan trọng nhất là tốc độ lún giới hạn của hai tháng liên tiếp làm căn cứ dỡ tải thi công mặt đường. Theo GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi - người hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh cho biết: Nghiên cứu sinh Trần Minh Hải có nhiều lợi thế khi có thời gian học tập ở Trường Đại học Thủy lợi từ bậc đại học, cao học và hiện tại là bậc tiến sĩ. Giáo sư Hiệu trưởng nhận xét NCS là người có nỗ lực, cố gắng, tâm huyết, trách nhiệm trong quá trình thực hiện LATS của mình. Dù bận rộn rất nhiều công việc song NCS luôn tranh thủ thời gian học tập, nghiên cứu. Quá trình triển khai, NCS đã thực hiện luận án theo đúng đề cương được phê duyệt; cầu thị, nghiêm túc trong nghiên cứu; kết quả của luận án có tính thực tiễn cao và đáp ứng được các yêu cầu về khối lượng, chất lượng của luận án tiến sĩ kỹ thuật. GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi - người hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh Tóm tắt những đóng góp mới của luận án: (1) Phân chia, đánh giá cấu trúc nền tỉnh Hưng Yên nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho quy hoạch hợp lý hệ thống giao thông và là cơ sở để lựa chọn nhanh giải pháp xây dựng đường giao thông trên nền đất yếu. (2) Thiết lập hệ thống quan trắc và quy trình quan trắc hiện trường, đặc biệt là quan trắc tự động theo thời gian thực giúp phát hiện sớm các biến đổi bất thường của nền đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. (3) Thông qua kết quả quan trắc, tác giả luận án kiến nghị bổ sung các yêu cầu khi phân tích dữ liệu quan trắc và tiêu chí đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả của giải pháp xử lý nền đất yếu, trong đó có tiêu chí quan trọng nhất là tốc độ lún 2 tháng liên tiếp, mỗi tháng không vượt quá 5mm làm căn cứ dỡ tải thi công mặt đường. (4) Xây dựng mô hình số trên phần mềm địa kỹ thuật Plaxis phù hợp với lý thuyết và thực tế để phân tích tác dụng và hiệu quả của các giải pháp xử lý nền đất yếu. Trở về đầu trang