Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tiến bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Thủy lợi Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tiến bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Thủy lợi Ngày 11/12/2024, tại Trường Đại học Thủy lợi, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Minh Tiến, cựu sinh viên của trường khóa 1994-1999, đã bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường với đề tài: “Giải pháp thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế; TS. Trần Hồng Mai. NCS Nguyễn Minh Tiến là cựu sinh viên Trường Đại học Thủy lợi, tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2012. Hiện nay, ông đang công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Hà Nam. Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Minh Tiến diễn ra vào lúc 8h30 ngày 11/12/2024 tại Room 5 - K1, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. Buổi bảo vệ thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và đồng nghiệp, đặc biệt là sự hiện diện của các lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS. Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Đỗ Văn Quang, Phó Hiệu trưởng. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế phát biểu tại buổi bảo vệ Đề tài nghiên cứu của NCS Nguyễn Minh Tiến tập trung vào giải pháp thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước có hạn, việc thu hút đầu tư tư nhân sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính và nâng cao hiệu quả triển khai các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đặc biệt, đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi phát biểu tại buổi bảo vệ Đề tài của NCS Nguyễn Minh Tiến sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (F-AHP) để xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp khả thi để cải thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, áp dụng cho tỉnh Hà Nam và các khu vực có đặc thù tương tự. Đại diện Hội đồng bảo vệ đánh giá luận án nhận xét về luận án Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, xây dựng mô hình phân tích và chỉ số đánh giá mức độ thu hút đầu tư vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp nghiên cứu sẽ giúp tỉnh Hà Nam cân đối ngân sách, nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn, đồng thời tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, cải thiện chất lượng dịch vụ và quản lý công trình hiệu quả hơn. NCS Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ Đề tài của NCS Nguyễn Minh Tiến không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước sạch tại tỉnh Hà Nam, đồng thời là mô hình có thể áp dụng cho các địa phương khác trong cả nước. Ngày 11/12/2024, tại Trường Đại học Thủy lợi, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Minh Tiến, cựu sinh viên của trường khóa 1994-1999, đã bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường với đề tài: “Giải pháp thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế; TS. Trần Hồng Mai. NCS Nguyễn Minh Tiến là cựu sinh viên Trường Đại học Thủy lợi, tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2012. Hiện nay, ông đang công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Hà Nam. Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Minh Tiến diễn ra vào lúc 8h30 ngày 11/12/2024 tại Room 5 - K1, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. Buổi bảo vệ thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và đồng nghiệp, đặc biệt là sự hiện diện của các lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS. Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Đỗ Văn Quang, Phó Hiệu trưởng. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế phát biểu tại buổi bảo vệ Đề tài nghiên cứu của NCS Nguyễn Minh Tiến tập trung vào giải pháp thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước có hạn, việc thu hút đầu tư tư nhân sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính và nâng cao hiệu quả triển khai các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đặc biệt, đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi phát biểu tại buổi bảo vệ Đề tài của NCS Nguyễn Minh Tiến sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (F-AHP) để xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp khả thi để cải thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, áp dụng cho tỉnh Hà Nam và các khu vực có đặc thù tương tự. Đại diện Hội đồng bảo vệ đánh giá luận án nhận xét về luận án Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, xây dựng mô hình phân tích và chỉ số đánh giá mức độ thu hút đầu tư vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp nghiên cứu sẽ giúp tỉnh Hà Nam cân đối ngân sách, nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn, đồng thời tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, cải thiện chất lượng dịch vụ và quản lý công trình hiệu quả hơn. NCS Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ Đề tài của NCS Nguyễn Minh Tiến không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước sạch tại tỉnh Hà Nam, đồng thời là mô hình có thể áp dụng cho các địa phương khác trong cả nước. Trở về đầu trang