NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường Chiều 24/2, Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức cho NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy với đề tài "Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt vùng hạ du hồ chứa do xả lũ lớn, vỡ đập - Ứng dụng cho hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh". NCS được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Cảnh Thái và PGS.TS. Mai Văn Công NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ LATS trước hội đồng Thiệt hại kinh tế do thiên tai khoảng 520 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu, trong đó thiệt hại do lũ lụt chiếm khoảng 80%; và hàng chục ngàn người chết do lũ lụt Thiệt hại về nhà ở và công trình xây dựng là yếu tố được quan tâm hàng đầu do ảnh hưởng đến người dân và an sinh xã hội. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, khoảng 23 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong năm 2019, trong đó trên 10 triệu người mất . Tại Việt Nam, thiệt hại kinh tế từ lũ lụt tại Việt Nam ước tính hàng tỷ USD mỗi năm, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cùng với sự phát triển kinh tế, vùng hạ du của các hồ chứa nước vừa và lớn trở thành nơi tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế, tạo ra những thách thức nghiêm trọng về an toàn và khả năng ứng phó với ngập lụt. Theo quan điểm hiện đại về an toàn đập, an toàn đập không chỉ được hiểu đơn thuần là sự an toàn của công trình đập, mà còn phải xem xét an toàn trong mối quan hệ với các yếu tố thượng và hạ lưu, trong đó định lượng rủi ro của lũ lụt do xả lũ và sự cố đập từ hồ chứa tác động đối với hạ du không chỉ cung cấp cơ sở cho các biện pháp công trình nâng cao an toàn đập mà còn cho biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro lũ lụt. Nguy cơ vỡ đập tiềm ẩn trong mỗi đợt mưa bão tại Việt Nam cũng là yếu tố cần được xem xét tới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng hiện nay. Các tình huống xả lũ lớn, vỡ đập có thể dẫn đến hiện tượng lũ lụt đột ngột; dòng chảy từ hồ chứa có lưu lượng và lưu tốc lớn, tàn phá các công trình hạ tầng, đặc biệt là của người dân, đe dọa an toàn của cộng đồng hạ du. Do đó, việc đánh giá rủi ro do hồ chứa xả lũ lớn và vỡ đập, trong đó có xét đến tác động của vận tốc dòng chảy, là cần thiết để định lượng rủi ro, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực và bảo vệ tài sản và người, ở hạ du các hồ chứa vừa và lớn. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận án: “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt vùng hạ du hồ chứa do xả lũ lớn, vỡ đập - Ứng dụng cho hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết, có tính thời sự, khoa học và thực tiễn. Cụ thể: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn trong đánh giá thiệt hại kinh tế do hồ chứa xả lũ lớn và vỡ đập gây ra cho khu vực hạ du hồ chứa. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho các đơn vị quản lý hồ đập, các cấp chính quyền trong việc xây dựng các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế khu vực hạ du khi hồ chứa xả lũ lớn và do sự cố hồ đập gây ra. Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của NCS Tóm tắt những đóng góp mới của luận án: (1) Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng đường cong thiệt hại cho các loại nhà ở khu vực hạ du hồ chứa có xét đến độ sâu ngập và vận tốc dòng chảy phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng và đặc điểm nhà cửa ở Việt Nam. (2) Xây dựng được đường cong thiệt hại cho các loại nhà ở khu vực hạ du hồ chứa có xét đến độ sâu ngập và vận tốc dòng chảy. (3) Phát triển mã nguồn mở modun tích hợp các hàm thiệt hại với phần mềm Riskscape để lập bản đồ thiệt hại các đối tượng trong khu vực nghiên cứu và đánh giá được thiệt hại kinh tế do ngập lụt tại hạ du hồ chứa Ngàn Trươi khi hồ xả lũ lớn và do sự cố đập gây ra. GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng đánh giá LATS của NCS PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái - Phó Hiệu trưởng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của NCS trong quá trình học tập, công tác Tại buổi bảo vệ, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của NCS Lương Thị Thanh Hương đánh giá cao luận án tiến sĩ của NCS và nhất trí đề xuất Trường Đại học Thủy lợi công nhận và cấp bằng cho NCS. Trường Đại học Thủy lợi chúc mừng NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường Đồng nghiệp chúc mừng NCS Lương Thị Thanh Hương NCS Lương Thị Thanh Hương là cựu sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi; học tập ở cả 3 bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ của Nhà trường; hiện là Giảng viên bộ môn Thủy công, Khoa Công trình kiêm nhiệm chức vụ Phó trưởng Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Thủy lợi. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, NCS Lương Thị Thanh Hương đã công bố được nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước; tham gia với vai trò là Thư ký, Thành viên của nhiều đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước... Ảnh: CLB Báo chí và Truyền thông Thông tin Luận án của NCS: TẠI ĐÂY Chiều 24/2, Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức cho NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy với đề tài "Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt vùng hạ du hồ chứa do xả lũ lớn, vỡ đập - Ứng dụng cho hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh". NCS được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Cảnh Thái và PGS.TS. Mai Văn Công NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ LATS trước hội đồng Thiệt hại kinh tế do thiên tai khoảng 520 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu, trong đó thiệt hại do lũ lụt chiếm khoảng 80%; và hàng chục ngàn người chết do lũ lụt Thiệt hại về nhà ở và công trình xây dựng là yếu tố được quan tâm hàng đầu do ảnh hưởng đến người dân và an sinh xã hội. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, khoảng 23 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong năm 2019, trong đó trên 10 triệu người mất . Tại Việt Nam, thiệt hại kinh tế từ lũ lụt tại Việt Nam ước tính hàng tỷ USD mỗi năm, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cùng với sự phát triển kinh tế, vùng hạ du của các hồ chứa nước vừa và lớn trở thành nơi tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế, tạo ra những thách thức nghiêm trọng về an toàn và khả năng ứng phó với ngập lụt. Theo quan điểm hiện đại về an toàn đập, an toàn đập không chỉ được hiểu đơn thuần là sự an toàn của công trình đập, mà còn phải xem xét an toàn trong mối quan hệ với các yếu tố thượng và hạ lưu, trong đó định lượng rủi ro của lũ lụt do xả lũ và sự cố đập từ hồ chứa tác động đối với hạ du không chỉ cung cấp cơ sở cho các biện pháp công trình nâng cao an toàn đập mà còn cho biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro lũ lụt. Nguy cơ vỡ đập tiềm ẩn trong mỗi đợt mưa bão tại Việt Nam cũng là yếu tố cần được xem xét tới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng hiện nay. Các tình huống xả lũ lớn, vỡ đập có thể dẫn đến hiện tượng lũ lụt đột ngột; dòng chảy từ hồ chứa có lưu lượng và lưu tốc lớn, tàn phá các công trình hạ tầng, đặc biệt là của người dân, đe dọa an toàn của cộng đồng hạ du. Do đó, việc đánh giá rủi ro do hồ chứa xả lũ lớn và vỡ đập, trong đó có xét đến tác động của vận tốc dòng chảy, là cần thiết để định lượng rủi ro, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực và bảo vệ tài sản và người, ở hạ du các hồ chứa vừa và lớn. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận án: “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt vùng hạ du hồ chứa do xả lũ lớn, vỡ đập - Ứng dụng cho hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết, có tính thời sự, khoa học và thực tiễn. Cụ thể: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn trong đánh giá thiệt hại kinh tế do hồ chứa xả lũ lớn và vỡ đập gây ra cho khu vực hạ du hồ chứa. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho các đơn vị quản lý hồ đập, các cấp chính quyền trong việc xây dựng các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế khu vực hạ du khi hồ chứa xả lũ lớn và do sự cố hồ đập gây ra. Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của NCS Tóm tắt những đóng góp mới của luận án: (1) Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng đường cong thiệt hại cho các loại nhà ở khu vực hạ du hồ chứa có xét đến độ sâu ngập và vận tốc dòng chảy phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng và đặc điểm nhà cửa ở Việt Nam. (2) Xây dựng được đường cong thiệt hại cho các loại nhà ở khu vực hạ du hồ chứa có xét đến độ sâu ngập và vận tốc dòng chảy. (3) Phát triển mã nguồn mở modun tích hợp các hàm thiệt hại với phần mềm Riskscape để lập bản đồ thiệt hại các đối tượng trong khu vực nghiên cứu và đánh giá được thiệt hại kinh tế do ngập lụt tại hạ du hồ chứa Ngàn Trươi khi hồ xả lũ lớn và do sự cố đập gây ra. GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng đánh giá LATS của NCS PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái - Phó Hiệu trưởng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của NCS trong quá trình học tập, công tác Tại buổi bảo vệ, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của NCS Lương Thị Thanh Hương đánh giá cao luận án tiến sĩ của NCS và nhất trí đề xuất Trường Đại học Thủy lợi công nhận và cấp bằng cho NCS. Trường Đại học Thủy lợi chúc mừng NCS Lương Thị Thanh Hương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường Đồng nghiệp chúc mừng NCS Lương Thị Thanh Hương NCS Lương Thị Thanh Hương là cựu sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi; học tập ở cả 3 bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ của Nhà trường; hiện là Giảng viên bộ môn Thủy công, Khoa Công trình kiêm nhiệm chức vụ Phó trưởng Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Thủy lợi. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, NCS Lương Thị Thanh Hương đã công bố được nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước; tham gia với vai trò là Thư ký, Thành viên của nhiều đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước... Ảnh: CLB Báo chí và Truyền thông Thông tin Luận án của NCS: TẠI ĐÂY Trở về đầu trang