Trường Đại học Thủy lợi tổ chức Hội thảo "Vấn đề xói lở bờ biển miền Trung – Nguyên nhân và giải pháp" Trường Đại học Thủy lợi tổ chức Hội thảo "Vấn đề xói lở bờ biển miền Trung – Nguyên nhân và giải pháp" Chiều ngày 27/6/2025, Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vấn đề xói lở bờ biển miền Trung – Nguyên nhân và giải pháp”. Hội thảo là một hoạt động trong khuôn khổ thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu biển đảo” (Chương trình 562), do Trường Đại học Thủy lợi chủ trì. Tham dự Hội thảo có GS.TS Nguyễn Trung Việt – Hiệu trưởng Nhà trường, đồng thời là chủ nhiệm đề tài; Về phía nhóm thực hiện đề tài có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ giảng viên và nghiên cứu sinh đến từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài trường. Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Trung Việt chia sẻ một số thông tin về tiến độ, yêu cầu và trách nhiệm trong triển khai các đề tài thuộc Chương trình 562. Giáo sư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và tiến độ nghiệm thu các đề tài trước thời hạn kết thúc chương trình vào ngày 30/11/2025. Đồng thời, GS.TS Nguyễn Trung Việt bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực của nhóm nghiên cứu, sự hỗ trợ quý báu từ các đơn vị như Công ty Portcoast, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế. Tại hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về diễn biến xói lở bờ biển tại bốn khu vực điển hình của miền Trung, bao gồm: Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Tân Thành (Quảng Nam) và Mỹ Khê (Đà Nẵng). Trong đó, bãi biển Mỹ Khê được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu chính để đề xuất các giải pháp kỹ thuật ổn định đường bờ. Báo cáo khoa học do PGS.TS Lê Nhật Quang (Phó chủ nhiệm đề tài) và các thành viên nhóm nghiên cứu trình bày đã tập trung vào ba mục tiêu chính: Xây dựng bộ công cụ mô hình toán đánh giá và dự báo biến động hình thái bãi biển. Phân tích chế độ thủy thạch động lực và cơ chế xói lở. Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ổn định đường bờ biển Mỹ Khê. Đề tài sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như UAV, ảnh viễn thám, camera quan trắc liên tục, mô hình toán sóng – dòng chảy – bùn cát, khảo sát bằng thiết bị laser scan và máy đo địa hình hiện đại. Qua quá trình khảo sát và phân tích, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được tốc độ xói lở đáng kể tại các khu vực nghiên cứu, đặc biệt là trong mùa gió mùa Đông Bắc. Từ đó, một số phương án công trình như “mỏ hàn chữ Y”, các giải pháp dạng ngầm phân tán năng lượng sóng cũng được đề xuất và mô phỏng đánh giá hiệu quả. Trong phần thảo luận, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc về mô hình tính toán, dữ liệu đầu vào, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp đề xuất, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi cho các vùng bờ biển khác. Kết luận hội thảo, GS.TS Nguyễn Trung Việt ghi nhận tinh thần làm việc nghiêm túc và cầu thị của nhóm thực hiện đề tài, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục chia sẻ phản biện, góp ý để đề tài sớm hoàn thiện nghiệm thu cấp Nhà nước đúng tiến độ. Giáo sư cũng kỳ vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, bảo vệ và phát triển bền vững dải bờ biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Bình Dương, Ảnh: CLB Báo chí và Truyền thông TLU Chiều ngày 27/6/2025, Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vấn đề xói lở bờ biển miền Trung – Nguyên nhân và giải pháp”. Hội thảo là một hoạt động trong khuôn khổ thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu biển đảo” (Chương trình 562), do Trường Đại học Thủy lợi chủ trì. Tham dự Hội thảo có GS.TS Nguyễn Trung Việt – Hiệu trưởng Nhà trường, đồng thời là chủ nhiệm đề tài; Về phía nhóm thực hiện đề tài có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ giảng viên và nghiên cứu sinh đến từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài trường. Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Trung Việt chia sẻ một số thông tin về tiến độ, yêu cầu và trách nhiệm trong triển khai các đề tài thuộc Chương trình 562. Giáo sư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và tiến độ nghiệm thu các đề tài trước thời hạn kết thúc chương trình vào ngày 30/11/2025. Đồng thời, GS.TS Nguyễn Trung Việt bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực của nhóm nghiên cứu, sự hỗ trợ quý báu từ các đơn vị như Công ty Portcoast, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế. Tại hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về diễn biến xói lở bờ biển tại bốn khu vực điển hình của miền Trung, bao gồm: Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Tân Thành (Quảng Nam) và Mỹ Khê (Đà Nẵng). Trong đó, bãi biển Mỹ Khê được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu chính để đề xuất các giải pháp kỹ thuật ổn định đường bờ. Báo cáo khoa học do PGS.TS Lê Nhật Quang (Phó chủ nhiệm đề tài) và các thành viên nhóm nghiên cứu trình bày đã tập trung vào ba mục tiêu chính: Xây dựng bộ công cụ mô hình toán đánh giá và dự báo biến động hình thái bãi biển. Phân tích chế độ thủy thạch động lực và cơ chế xói lở. Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ổn định đường bờ biển Mỹ Khê. Đề tài sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như UAV, ảnh viễn thám, camera quan trắc liên tục, mô hình toán sóng – dòng chảy – bùn cát, khảo sát bằng thiết bị laser scan và máy đo địa hình hiện đại. Qua quá trình khảo sát và phân tích, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được tốc độ xói lở đáng kể tại các khu vực nghiên cứu, đặc biệt là trong mùa gió mùa Đông Bắc. Từ đó, một số phương án công trình như “mỏ hàn chữ Y”, các giải pháp dạng ngầm phân tán năng lượng sóng cũng được đề xuất và mô phỏng đánh giá hiệu quả. Trong phần thảo luận, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc về mô hình tính toán, dữ liệu đầu vào, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp đề xuất, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi cho các vùng bờ biển khác. Kết luận hội thảo, GS.TS Nguyễn Trung Việt ghi nhận tinh thần làm việc nghiêm túc và cầu thị của nhóm thực hiện đề tài, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục chia sẻ phản biện, góp ý để đề tài sớm hoàn thiện nghiệm thu cấp Nhà nước đúng tiến độ. Giáo sư cũng kỳ vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, bảo vệ và phát triển bền vững dải bờ biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Bình Dương, Ảnh: CLB Báo chí và Truyền thông TLU Trở về đầu trang