Gia đình tôi – 3 thế hệ sinh viên Đại học Thủy lợi! Gia đình tôi – 3 thế hệ sinh viên Đại học Thủy lợi! [Bài viết số 1 - “𝐆𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮̉𝐲 𝐥𝐨̛̣𝐢 - 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐥𝐨𝐢'𝐬 𝐅𝐚𝐦𝐢𝐥𝐲”] Tôi sinh ra trong một gia đình có cả ba và mẹ đều làm Thủy lợi. Ba tôi là sinh viên khóa 10, Khoa Công trình. Ba kể cho tôi nghe rất nhiều về những ngày tháng học ở trường – từ những ngày đầu mới nhập học, ba được mệ nội cho mấy xu, mấy hào… bắt tàu hỏa ra Hà Nội. Cho đến những tháng ngày sinh viên với bữa đói bữa no, những lúc phải thi các môn học “khó nhằn” như Cơ lý thuyết, Cơ đất… rồi cả những ngày tháng đi sơ tán… Dù không được trải qua, nhưng trong tôi đã mường tượng được phần nào. Và tình yêu Thủy lợi trong ba đã truyền sang tôi lúc nào không hay. Từ bé, trong suy nghĩ của tôi chỉ có một ngành nghề duy nhất mà sau này tôi sẽ làm: Kỹ sư Thủy lợi. Có lẽ, tinh thần và con người Thủy lợi đã hình thành trong tôi từ lúc mới sinh ra. Sau này, khi ba công tác trong ngành Thủy lợi, tôi càng thấm thía hơn nỗi vất vả của người làm nghề và tình yêu Thủy lợi trong ba. Những ngày mưa bão, ba không có ở nhà, chỉ có mấy mẹ con chống chọi với cơn bão, còn ba thì đi phòng, chống lụt bão cho nhân dân. Nhưng chính điều đó càng thôi thúc tôi quyết tâm đến với nghề Thủy lợi, để có thể tiếp bước ba trong sự nghiệp mà ông đã cống hiến trọn đời. Ấn tượng trong tôi là mỗi lần nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm thành lập trường, ba lại háo hức, bồi hồi, xúc động… Như được sống lại những ngày tháng tuổi trẻ, những năm sinh viên Thủy lợi tràn đầy nhiệt huyết. Những cuốn sách về lịch sử nhà trường, những huy hiệu trường đeo ở ngực… mà ba được tặng, ba trân trọng vô cùng. Đặc biệt là những tấm huy hiệu – ba có cả một bộ sưu tập, và mỗi dịp kỷ niệm, ba lại lôi ra khoe với tôi và mân mê chúng… Tôi – cô con gái út của ba – là người tiếp nối truyền thống Thủy lợi trong gia đình. Với tôi, ba là một tấm gương để học tập và noi theo. Và tôi yêu Thủy lợi như ba yêu Thủy lợi vậy. Nhớ hồi Đại học Thủy lợi thi SV96, tôi lúc đó học cấp 2. Tôi có một cô bạn thân có bố làm trong ngành Xây dựng nên cổ vũ cho Đại học Xây dựng, còn tôi thì luôn trung thành với tình yêu dành cho Đại học Thủy lợi. Vì thế, chúng tôi từng tranh luận gay gắt khi cổ vũ cho hai đội khác nhau và ai cũng bảo vệ “tình yêu” của mình. Cuối cùng, “tình yêu” của tôi chiến thắng. Một cảm xúc vỡ òa trong tôi, còn cô bạn thì buồn thiu, ghen tị. Khi tôi học cấp 3 (1999–2002), các thầy cô vẫn luyện thi theo bộ đề của các trường đại học. Ngay từ lớp 10, chỉ có mình tôi xác định được trường đại học sẽ thi. Vì vậy, mỗi lần ôn luyện, cô giáo luôn lấy bài trong đề thi của Đại học Thủy lợi để ôn cho cả lớp. Các bạn còn đùa rằng cô giáo thiên vị tôi. Tôi trúng tuyển Đại học Thủy lợi khóa 44, học hai năm đầu tại cơ sở Bình Dương – một vùng đất mà đến cả ba tôi cũng chưa từng đặt chân đến. Nhưng với tinh thần của con người Thủy lợi, không có nơi nào là xa lạ với ba, hai ba con lại xông xáo lên đường. Ngày ba đưa tôi nhập học, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng: so với cơ sở Hà Nội, cơ sở vật chất ở Bình Dương lúc đó đơn sơ, mộc mạc. Có bạn tôi còn khóc, đòi về không học nữa. Nhưng chính tại nơi ấy, chúng tôi đã có những năm tháng sinh viên đơn thuần, giản dị, gắn kết và ấm áp vô cùng. Đến giờ, nếu được quay lại thời gian, tôi vẫn muốn sống lại những tháng ngày sinh viên tại Bình Dương năm ấy. Nay ba tôi đã nghỉ hưu, tôi đã và đang công tác trong ngành Thủy lợi. Truyền thống Thủy lợi trong gia đình tôi tiếp tục được phát huy khi con trai của chị gái tôi cũng bước chân vào Thủy lợi. Ngày đưa cháu nhập học khóa K66 tại Hà Nội, tôi xúc động và bâng khuâng. So với ngày ba đưa tôi nhập học, giờ mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Một Đại học Thủy lợi hiện đại, trẻ trung, năng động, đa ngành nghề… Và cháu tôi vẫn chọn theo học ngành có truyền thống lâu đời nhất của Thủy lợi: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy – tiền thân là ngành Thủy công và cũng là ngành mà ông ngoại cháu đã từng theo học. Nhiều lắm. Dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Trường, dù tuổi cao, sức khỏe không còn tốt, ba vẫn cố gắng ra Hà Nội dự lễ. Tôi đã nói với ba rằng: "Con phải chụp một bức ảnh kỷ niệm 3 thế hệ của nhà mình tại Trường Đại học Thủy lợi." Và tôi đã thực hiện được điều đó. Lúc nhờ các bạn sinh viên chụp những bức ảnh ấy, tôi đã rất tự hào khoe rằng: “Ba thế hệ Thủy lợi của nhà cô đấy cháu ạ!” Và hôm nay, khi đọc được thông tin nhà trường tổ chức đợt xét tặng “Gia đình Thủy lợi”, tôi đã ngồi viết một mạch những dòng cảm xúc này. Cảm ơn nhà trường đã cho tôi cơ hội để bày tỏ tình yêu Thủy lợi trong tôi và trong gia đình mình. Chúc cho nhà trường tiếp tục phát triển mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành công, xây dựng nền móng đào tạo và nghiên cứu vươn tầm khu vực và thế giới! Cựu sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga – S5.44N – Đại học Thủy lợi 📌 𝐇𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 “𝐆𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮̉𝐲 𝐥𝐨̛̣𝐢 - 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐥𝐨𝐢'𝐬 𝐅𝐚𝐦𝐢𝐥𝐲” Bài viết này cũng là lời hưởng ứng chương trình xét tặng danh hiệu “Gia đình Thủy lợi” do Trường Đại học Thủy lợi phát động, nhằm tôn vinh những gia đình có truyền thống nhiều thế hệ học tập, công tác tại Trường. ⏳ Đợt xét tặng diễn ra đến hết ngày 30/7/2025. 👉 Thông tin chi tiết và hướng dẫn tham gia tại: 🔗 https://www.tlu.edu.vn/tin-tuc/thong-bao-xet-tang-danh-hieu-gia-dinh-28780 [Bài viết số 1 - “𝐆𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮̉𝐲 𝐥𝐨̛̣𝐢 - 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐥𝐨𝐢'𝐬 𝐅𝐚𝐦𝐢𝐥𝐲”] Tôi sinh ra trong một gia đình có cả ba và mẹ đều làm Thủy lợi. Ba tôi là sinh viên khóa 10, Khoa Công trình. Ba kể cho tôi nghe rất nhiều về những ngày tháng học ở trường – từ những ngày đầu mới nhập học, ba được mệ nội cho mấy xu, mấy hào… bắt tàu hỏa ra Hà Nội. Cho đến những tháng ngày sinh viên với bữa đói bữa no, những lúc phải thi các môn học “khó nhằn” như Cơ lý thuyết, Cơ đất… rồi cả những ngày tháng đi sơ tán… Dù không được trải qua, nhưng trong tôi đã mường tượng được phần nào. Và tình yêu Thủy lợi trong ba đã truyền sang tôi lúc nào không hay. Từ bé, trong suy nghĩ của tôi chỉ có một ngành nghề duy nhất mà sau này tôi sẽ làm: Kỹ sư Thủy lợi. Có lẽ, tinh thần và con người Thủy lợi đã hình thành trong tôi từ lúc mới sinh ra. Sau này, khi ba công tác trong ngành Thủy lợi, tôi càng thấm thía hơn nỗi vất vả của người làm nghề và tình yêu Thủy lợi trong ba. Những ngày mưa bão, ba không có ở nhà, chỉ có mấy mẹ con chống chọi với cơn bão, còn ba thì đi phòng, chống lụt bão cho nhân dân. Nhưng chính điều đó càng thôi thúc tôi quyết tâm đến với nghề Thủy lợi, để có thể tiếp bước ba trong sự nghiệp mà ông đã cống hiến trọn đời. Ấn tượng trong tôi là mỗi lần nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm thành lập trường, ba lại háo hức, bồi hồi, xúc động… Như được sống lại những ngày tháng tuổi trẻ, những năm sinh viên Thủy lợi tràn đầy nhiệt huyết. Những cuốn sách về lịch sử nhà trường, những huy hiệu trường đeo ở ngực… mà ba được tặng, ba trân trọng vô cùng. Đặc biệt là những tấm huy hiệu – ba có cả một bộ sưu tập, và mỗi dịp kỷ niệm, ba lại lôi ra khoe với tôi và mân mê chúng… Tôi – cô con gái út của ba – là người tiếp nối truyền thống Thủy lợi trong gia đình. Với tôi, ba là một tấm gương để học tập và noi theo. Và tôi yêu Thủy lợi như ba yêu Thủy lợi vậy. Nhớ hồi Đại học Thủy lợi thi SV96, tôi lúc đó học cấp 2. Tôi có một cô bạn thân có bố làm trong ngành Xây dựng nên cổ vũ cho Đại học Xây dựng, còn tôi thì luôn trung thành với tình yêu dành cho Đại học Thủy lợi. Vì thế, chúng tôi từng tranh luận gay gắt khi cổ vũ cho hai đội khác nhau và ai cũng bảo vệ “tình yêu” của mình. Cuối cùng, “tình yêu” của tôi chiến thắng. Một cảm xúc vỡ òa trong tôi, còn cô bạn thì buồn thiu, ghen tị. Khi tôi học cấp 3 (1999–2002), các thầy cô vẫn luyện thi theo bộ đề của các trường đại học. Ngay từ lớp 10, chỉ có mình tôi xác định được trường đại học sẽ thi. Vì vậy, mỗi lần ôn luyện, cô giáo luôn lấy bài trong đề thi của Đại học Thủy lợi để ôn cho cả lớp. Các bạn còn đùa rằng cô giáo thiên vị tôi. Tôi trúng tuyển Đại học Thủy lợi khóa 44, học hai năm đầu tại cơ sở Bình Dương – một vùng đất mà đến cả ba tôi cũng chưa từng đặt chân đến. Nhưng với tinh thần của con người Thủy lợi, không có nơi nào là xa lạ với ba, hai ba con lại xông xáo lên đường. Ngày ba đưa tôi nhập học, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng: so với cơ sở Hà Nội, cơ sở vật chất ở Bình Dương lúc đó đơn sơ, mộc mạc. Có bạn tôi còn khóc, đòi về không học nữa. Nhưng chính tại nơi ấy, chúng tôi đã có những năm tháng sinh viên đơn thuần, giản dị, gắn kết và ấm áp vô cùng. Đến giờ, nếu được quay lại thời gian, tôi vẫn muốn sống lại những tháng ngày sinh viên tại Bình Dương năm ấy. Nay ba tôi đã nghỉ hưu, tôi đã và đang công tác trong ngành Thủy lợi. Truyền thống Thủy lợi trong gia đình tôi tiếp tục được phát huy khi con trai của chị gái tôi cũng bước chân vào Thủy lợi. Ngày đưa cháu nhập học khóa K66 tại Hà Nội, tôi xúc động và bâng khuâng. So với ngày ba đưa tôi nhập học, giờ mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Một Đại học Thủy lợi hiện đại, trẻ trung, năng động, đa ngành nghề… Và cháu tôi vẫn chọn theo học ngành có truyền thống lâu đời nhất của Thủy lợi: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy – tiền thân là ngành Thủy công và cũng là ngành mà ông ngoại cháu đã từng theo học. Nhiều lắm. Dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Trường, dù tuổi cao, sức khỏe không còn tốt, ba vẫn cố gắng ra Hà Nội dự lễ. Tôi đã nói với ba rằng: "Con phải chụp một bức ảnh kỷ niệm 3 thế hệ của nhà mình tại Trường Đại học Thủy lợi." Và tôi đã thực hiện được điều đó. Lúc nhờ các bạn sinh viên chụp những bức ảnh ấy, tôi đã rất tự hào khoe rằng: “Ba thế hệ Thủy lợi của nhà cô đấy cháu ạ!” Và hôm nay, khi đọc được thông tin nhà trường tổ chức đợt xét tặng “Gia đình Thủy lợi”, tôi đã ngồi viết một mạch những dòng cảm xúc này. Cảm ơn nhà trường đã cho tôi cơ hội để bày tỏ tình yêu Thủy lợi trong tôi và trong gia đình mình. Chúc cho nhà trường tiếp tục phát triển mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành công, xây dựng nền móng đào tạo và nghiên cứu vươn tầm khu vực và thế giới! Cựu sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga – S5.44N – Đại học Thủy lợi 📌 𝐇𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 “𝐆𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮̉𝐲 𝐥𝐨̛̣𝐢 - 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐥𝐨𝐢'𝐬 𝐅𝐚𝐦𝐢𝐥𝐲” Bài viết này cũng là lời hưởng ứng chương trình xét tặng danh hiệu “Gia đình Thủy lợi” do Trường Đại học Thủy lợi phát động, nhằm tôn vinh những gia đình có truyền thống nhiều thế hệ học tập, công tác tại Trường. ⏳ Đợt xét tặng diễn ra đến hết ngày 30/7/2025. 👉 Thông tin chi tiết và hướng dẫn tham gia tại: 🔗 https://www.tlu.edu.vn/tin-tuc/thong-bao-xet-tang-danh-hieu-gia-dinh-28780 Trở về đầu trang